Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày lễ quan trọng đối với người dân Việt Nam nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ về ý nghĩa của ngày lễ này. Hãy cùng ĐẠI PHÁT tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1. TẾT NGUYÊN TIÊU LÀ GÌ?
Tết Nguyên Tiêu hay còn được gọi là Rằm tháng Giêng là một ngày lễ bắt nguồn từ Trung Quốc kéo dài từ ngày 14 - 15 tháng Giêng âm lịch. Theo TS. Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, Đại học Xã hội và Nhân văn, Tết Nguyên Tiêu đều bắt nguồn từ những sự tích của Trung Quốc và có nhiều phiên bản khác nhau.
Tết Nguyên Tiêu trong năm 2023 rơi vào Chủ Nhật ngày 5 tháng 2 Dương lịch.
2. NGUỒN GỐC TẾT NGUYÊN TIÊU?
Theo nhiều nguồn tài liệu, Tết Nguyên Tiêu bắt đầu từ thời Tây Hán (Trung Quốc). Vào mỗi dịp xuân đến, cung nữ Nguyên Tiêu nhớ nhà nhưng trong cung lính canh nghiêm ngặt nên nàng không thể ra được. Một viên sủng thần của Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc đã thương cảm trước tấm lòng cung nữ. Chính vì thế, ông đã tung tin rằng Hỏa thần sẽ thiêu rụi thành Trường An. Sau khi khiến cho người dân lo sợ, ông bèn hiến kế với nhà vua vào ngày rằm tháng Giêng, nhà vua và người nhà phải ra ngoài cung lánh nạn. Trong cung sẽ được treo đèn lồng đỏ giả cảnh lửa nhằm đánh lừa Hỏa thần.
Kế sách trên đã được nhà vua đồng ý. Từ đó trở đi, cứ vào ngày 15 tháng Giêng, cả nước sẽ treo đèn lồng và cung nữ được đoàn tụ cùng người nhà. Tết Nguyên Tiêu này dần được lan rộng và lưu truyền qua nhiều thời kỳ và ảnh đến các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
3. Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN TIÊU?
Nhiều người quan niệm rằng “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”, chính vì thế họ thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong ngày này. Tết Nguyên Tiêu được hiểu là đêm trăng tròn đầu tiên của một năm. “Nguyên” được hiểu là thứ nhất, còn “tiêu” tức là đêm. Tết Nguyên Tiêu còn có tên gọi khác là ngày lễ Thượng Nguyên, mục đích là để phân biệt với Tết Trung Nguyên (Rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (Rằm tháng mười). Tuy nhiên người Việt Nam thường quen gọi là rằm tháng Giêng.
Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường sẽ bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật, ông bà tổ tiên câu mong năm mới an lành và nhiều tài lộc.
4. TẬP TỤC VÀ LỄ HỘI TRONG NGÀY TẾT NGUYÊN TIÊU Ở CÁC NƯỚC?
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam:
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam thường diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng, đây cũng là thời điểm mà mọi người lên chùa cầu xin điềm lành, bình an trong năm mới và cúng sao giải hạn. Ở những nơi đông đảo người Hoa sinh sống như Hội An, Chợ Lớn thì họ sẽ tổ chức nhiều hoạt động đặc biệt, lễ hội, ví dụ: đố chữ, múa lân, trình diễn âm nhạc,…
Tết Nguyên Tiêu ở Việt Nam
Tết Nguyên Tiêu của người Hoa – Trung Quốc:
Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi (gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước), thi đoán hình thù trên lồng đèn, ngâm thơ, ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.
Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc.
Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác:
Tết Nguyên Tiêu ở Hàn Quốc còn được gọi là lễ Daeboreum (대보름), mọi người cùng nhau chơi trò chơi truyền thống Samulnori hoặc leo núi để trở thành người cầu may mắn và nhìn thấy mặt trăng đầu tiên.
Tết Nguyên Tiêu ở Nhật Bản được gọi là lễ Koshogatsu. Người dân sẽ tiến hành cầu nguyện với mong mong muốn có được vụ mùa bội thu. Thông thường, người Nhật Bản sẽ ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng của lễ Koshogatsu.